Close Menu
Cổng thông tin Chống Hàng Giả Việt Nam

    Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

    What's Hot

    Việt Nam đã sẵn sàng cho lộ trình xăng E10 từ 1/1/2026

    Vietjet công bố giám đốc điều hành mới

    Trải nghiệm khách hàng giúp Viettel Money ghi dấu tại Excellence Awards

    Facebook X (Twitter) Instagram
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Cổng thông tin Chống Hàng Giả Việt Nam
    • Trang chủ
    • Chống hàng giả
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Tiêu dùng
    • Tin công nghệ
    • Tem chống giả
    • Smartcheck
    Cổng thông tin Chống Hàng Giả Việt Nam

    Ngành dệt may Việt Nam lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD/tháng

    0
    By admin on 21/09/2022 Chưa phân loại

    “Xuất khẩu hàng dệt may trong ba tháng trở lại đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỷ USD vào tháng 8/2022. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng Tám đạt 4 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng 7/2022. Tính đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26,28 tỷ USD, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng”, Tổng cục Hải quan phân tích.

    Đáng mừng là 8 tháng qua, một số thị trường chủ lực về dệt may của Việt Nam đều có mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,88 tỷ USD, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỷ USD; sang EU đạt 3,02 tỷ USD, tăng 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu USD; Nhật Bản đạt 2,54 tỷ USD, tăng 22%, tương ứng tăng 458 triệu USD; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

    Điểm đặc biệt, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tất cả nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may là khoảng 13 tỷ USD (sau khi loại trừ khoảng trên 1,5 tỷ USD phụ liệu cho ngành giày da).

    Xuất khẩu dệt may sang một số thị trường chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021.
    Xuất khẩu dệt may sang một số thị trường chính 8 tháng/2022 và 8 tháng/2021..

    Như vậy, ngành dệt may Việt Nam đã tạo ra 17 tỷ USD, thặng dư thương mại từ xuất khẩu và trong số này chỉ có khoảng 6,5 tỷ USD là tiền lương cho người lao động còn lại là gần 11 tỷ USD là việc mua các nguồn nguyên liệu, phụ liệu ở trong nước.

    Chính vì thế, nửa đầu năm nay, ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao. Đây là phản ứng tích cực từ chính sách, trong đó có việc vừa mở cửa, vừa có chính sách hỗ trợ để người lao động quay trở lại doanh nghiệp nhanh nhất, phục hồi thị trường lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Ông Lê Tiến Trường chia sẻ, nhờ chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi doanh nghiệp phải đóng cửa phòng chống dịch; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà khi người lao động quay trở lại sản xuất… các ngành xuất khẩu, trong đó có dệt may đã thu được lợi ích, thể hiện rõ nét trong hiệu quả sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng cao, tiếp tục cải thiện thị phần và chất lượng tăng trưởng.

    Tuy nhiên, đến nay, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng.

    Hiện các nước cũng đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ… Trong khi đó, cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao.

    Theo đánh giá, trong nửa đầu năm, kinh tế Mỹ lạm phát lên tới 9% so với tháng 6/2021, nhưng giá hàng hóa dệt may lại giảm giá 9%. Hàng hóa tồn kho tăng rất cao.

    “Có thể thấy, nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng ngành dệt may có thể xuất được 3,7 đến 3,8 tỷ USD thì dự kiến 4 tháng cuối năm chỉ xuất được 3,1 đến 3,2 tỷ USD,” lãnh đạo Vinatex cho biết.

    Để hỗ trợ cho ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường kiến nghị cơ quan chức năng một số giải pháp, trong đó xem xét việc mua hàng trong nước để làm xuất khẩu thì tiến hành hậu kiểm, đồng thời không bắt nộp trước VAT và thuế nhập khẩu để tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa.

    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ.

    Trường hợp 2, đối với những ngành hàng vẫn có đơn hàng thì room tín dụng đối với vay ngắn hạn rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, trong khi hiện nay tất cả khách hàng trên thế giới đều giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày trước đây lên 120 đến 150 ngày.

    “Riêng chuyện giãn thời gian đã làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, chưa kể chúng ta muốn làm giao hàng FOB nhiều, vốn lưu động tăng nhưng room lại không có khiến doanh nghiệp rất hạn chế năng lực và cơ hội sản xuất kinh doanh,” ông Trường nói.

    Đối với trung hạn, Vinatex xác định đầu tư đổi mới theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, song đây là suất đầu tư lớn, khi đưa vào vận hành thì chi phí cũng rất cao.

    Vì vậy, đại diện Vinatex mong muốn, các ngành xuất khẩu đang đem lại thặng dư tương đối tốt, có sử dụng nguồn lao động lớn, có giá trị gia tăng ở trong nước đạt trên 50% cần được quan tâm xem xét một cách riêng biệt để củng cố năng lực cho khu vực này, vừa tạo dựng việc làm, vừa mang lại thặng dư và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới./.

    Theo Vietnam+

    ___________________________
    Smartcheck là đơn vị cung cấp giải pháp chống giả tiên tiến sử dụng mã qrcode phủ cào và tem được in từ nhà in của bộ Công An. Quý khách có nhu cầu tư vấn giải pháp chống giả xin liên hệ:
    • Hotline: 0985678530
    • Email: contact@smartcheck.vn
    • Website: smartcheck.com.vn

    Nguồn:  Thuonghieucongluan.com.vn

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Copy Link
    Bài viết mới
    • Việt Nam đã sẵn sàng cho lộ trình xăng E10 từ 1/1/2026 07/07/2025
    • Vietjet công bố giám đốc điều hành mới 07/07/2025
    • Trải nghiệm khách hàng giúp Viettel Money ghi dấu tại Excellence Awards 07/07/2025
    • MBV tạo giải pháp tối ưu tiền nhàn rỗi cho doanh nghiệp 04/07/2025
    • Đại Việt giới thiệu bảo hiểm 50 tỷ cho thiết bị chống giật 04/07/2025
    Tin khác

    Việt Nam đã sẵn sàng cho lộ trình xăng E10 từ 1/1/2026

    07/07/2025

    Vietjet công bố giám đốc điều hành mới

    07/07/2025

    Trải nghiệm khách hàng giúp Viettel Money ghi dấu tại Excellence Awards

    07/07/2025

    MBV tạo giải pháp tối ưu tiền nhàn rỗi cho doanh nghiệp

    04/07/2025

    Đại Việt giới thiệu bảo hiểm 50 tỷ cho thiết bị chống giật

    04/07/2025
    Advertisement
    Demo
    Bạn quan tâm?

    Việt Nam đã sẵn sàng cho lộ trình xăng E10 từ 1/1/2026

    07/07/2025

    TCCT Việc chuyển đổi sang sử dụng xăng E10 là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Sau hơn 10 năm triển khai Quyết định 53/2012/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng lộ trình mới, khả thi hơn, nhằm đưa xăng E10 vào sử dụng toàn quốc từ ngày 01/01/2026.

    Vietjet công bố giám đốc điều hành mới

    Trải nghiệm khách hàng giúp Viettel Money ghi dấu tại Excellence Awards

    MBV tạo giải pháp tối ưu tiền nhàn rỗi cho doanh nghiệp

    Tin hay

    Việt Nam đã sẵn sàng cho lộ trình xăng E10 từ 1/1/2026

    Vietjet công bố giám đốc điều hành mới

    Trải nghiệm khách hàng giúp Viettel Money ghi dấu tại Excellence Awards

    MBV tạo giải pháp tối ưu tiền nhàn rỗi cho doanh nghiệp

    Demo
    © 2025 Chonghanggia.Vn Giữu bản quyền.
    • Trang chủ
    • Chống hàng giả
    • Doanh nghiệp
    • Kinh doanh
    • Tiêu dùng
    • Tin công nghệ
    • Tem chống giả
    • Smartcheck

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.